Một trong những thành phần nhỏ bé nhất mà cũng là đắt đỏ nhất trong 1 bộ máy tính đó chính là bộ vi xử lý CPU. Có bao giờ bạn tự đặt những câu hỏi CPU làm như nào, được thiết kế ra sao, cấu tạo bên trong nó như thế nào và Máy tính có thể hoạt động khi không có CPU hay không?. Mời các bạn cùng mình tìm hiểu nó nhé.
CPU là gì?
CPU có tên viết tắt là Central Prossesing Unit hay còn gọi là trung tâm sử lý dữ liệu, hoặc hiểu một cách đơn giản đó chính là bộ não điều khiển hầu hết các thành phần còn lại ở trong một bộ máy vi tính. Chức năng của CPU là xử lý và phân tích mọi dữ liệu khi được nhập vào nó và nó sẽ xử lý mọi yêu cầu tính toán từ người dùng máy tính.
Cấu tạo bên trong của CPU gồm những gì?
CPU được cấu thành từ hàng triệu bóng bán dẫn được sắp xếp với nhau trên một bảng mạch nhỏ.
Trung tâm của CPU được chia làm 2 khối chính là khối điều khiển (CU) và khối tính toán (ALU).
- Khối điều khiển (CU-Control Unit): Tại đây các yêu cầu và thao tác từ người dùng sẽ được biên dịch sang ngôn ngữ máy, sau đó mọi quá trình điều khiển sẽ được xử lý chính xác.
- Khối tính toán (ALU-Arithmetic Logic Unit): Các con số toán học và logic sẽ được tính toán kỹ càng và đưa ra kết quả cho các quá trình xử lý kế tiếp.
Các loại CPU phổ biến hiện nay
Sau khi đã hiểu CPU là gì rồi, chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu các loại CPU phổ biến nhất hiện nay nhé. Hiện tại các 2 nhà sản xuất CPU lớn nhất toàn cầu đó chính là AMD và INTEL
1. AMD
K6-2
K6-III Athlon Duron Athlon XP |
Sempron
Athlon 64 Mobile Athlon 64 Athlon XP-M Athlon 64 FX |
Turion 64
Athlon 64 X2 Turion 64 X2 Phenom FX Phenom X4 |
Phenom X3
Athlon 6-series Athlon 4-series Athlon X2 Phenom II |
Athlon II
E2 series A4 series A6 series A8 series A10 series |
2. Intel và các phiên bản
4004
8080 8086 8087 8088 80286 (286) 80386 (386) 80486 (486) |
Pentium
Pentium w/ MMX Pentium Pro Pentium II Celeron Pentium III Pentium M Celeron M |
Pentium 4
Mobile Pentium 4-M Pentium D |
Pentium Extreme Edition
Core Duo Core 2 Duo |
Core i3
Core i5 Core i7 |
Tốc độ xử lý CPU
Tốc độ xử lý CPU là tần số tính toán và làm việc của CPU được đo bằng đơn vị GHz hoăc MHz. Ví dụ như dòng chíp Intel Core i3 thì xung nhịp cao hơn, tốc độ xử lý nhanh hơn và khả năng làm việc cũng tốt hơn.
Nhưng nếu giữa 2 dòng chíp khác nhau đó là Core i3 hai nhân xung nhịp 2.2 Ghz và Intl Pentium Dual Core 2.3 Ghz thì không thể so sanh ngay được bởi vì tốc độ xử lý của laptop hay PC phụ thuộc rất nhiều vào bộ nhớ đệm Cache, RAM, chíp độ họa, ổ cứng.
Máy tính có thể hoạt động khi không có CPU hay không?
Máy tính sẽ không thể hoạt động bình thường nếu không có CPU. CPU hướng dẫn các thành phần khác của máy tính hoạt động như thế nào, nó được ví như “bộ não” của máy tính. CPU chịu trách nhiệm thực thi các lệnh trong các chương trình, giúp cho máy tính của chạy nhanh hơn.
Nhiều bạn thắc mắc, GPU có khả năng thay thế CPU hay không? Câu trả lời là không. Bởi vì, dù GPU có thể xử lý dữ liệu hay thực hiện nhiều công việc giống CPU nhưng GPU lại không thể thực hiện nhiều chức năng theo yêu cầu của phần mềm hay hệ điều hành.
CPU chịu trách nhiệm thực thi các lệnh trong các chương trình, giúp cho máy tính của chạy nhanh hơn
Tạm kết
Vậy là bạn đã có được thông tin chi tiết cho câu hỏi bộ xử lý trung tâm CPU là gì? Nó làm việc như thế nào? CPU có mấy loại? Tốc độ CPU là gì? Bài viết cũng giúp bạn biết được tầm quan trọng của CPU – “bộ não” của máy tính. Hy vọng, những thông tin mà mình cung cấp thực sự hữu ích đối với bạn.
Nếu có câu hỏi hay bất cứ thắc mắc nào thì đừng ngại để lại bên dưới một comment để cùng mình giải đáp thắc mắc nhé!